Latest Post

Trong tập 32 phim "Sống chung với mẹ chồng" nhân vật cô con dâu Minh Diệp (Trang Cherry đảm nhiệm) đã khiến nhiều người hết hồn vì đôi lông mày đậm lì như sâu róm và đôi môi bong tróc một cách khó hiểu.

Đôi môi trông như tều ra của cô nàng còn khiến nhiều người nghi ngờ cô nàng theo mốt môi tều mà đi bơm môi. Tuy nhiên sự thật là cô nàng đã đi làm combo xăm lông mày và môi trước khi quay phim nên đã gặp phải sự cố này.

Đôi lông mày vừa mới xăm, chưa bong nên mực đậm trông như sâu róm.

Và đôi môi cũng vậy...

... sau khi phun môi xong môi bị tróc vảy nên nhìn khá loang lổ khi lên hình.

Sau khi phun lông mày và môi, hiện tại Trang Cherry đã có diện mạo rất xinh đẹp. Việc chọn phun môi và lông mày giúp cho cô tiết kiệm khá nhiều thời gian khi trang điểm.

Theo Tri thức trẻ

Sáng 28/6, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Bàn giao 7 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I đầu tiên tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn.

Tặng bức chân dung Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho các bác sĩ trẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế gửi gắm niềm tin về trình độ chuyên môn đối với các bạn trẻ, đồng thời nhắc nhở các em vừa rèn luyện tay nghề, vừa phải trau dồi y đức, xứng đáng với niềm tin của các thầy cô, nhân dân.

Tặng bức chân dung Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cho các bác sĩ trẻ, Bộ trưởng Bộ Y tế gửi gắm niềm tin về trình độ chuyên môn đối với các bạn trẻ, đồng thời nhắc nhở các em vừa rèn luyện tay nghề, vừa phải trau dồi y đức, xứng đáng với niềm tin của các thầy cô, nhân dân.

Đây là 7 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I đầu tiên trong tổng số 78 bác sỹ đang được đào tạo theo dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo (gọi tắt là Dự án 585). 7 bác sĩ này sẽ được đưa về nhiều huyện nghèo tại 4 tỉnh gồm: Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên công tác.

Bộ Y tế cho biết, Dự án được quyết định triển khai thực hiện vào tháng 2/2013 với mục tiêu đảm báo tính bền vững nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Theo đó, tới năm 2020 sẽ đưa khoảng 300 - 500 bác sỹ trẻ về công tác tại các địa bàn khó khăn.

Bà Nguyễn Thuý Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (bìa trái), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng quà cho 7 bác sĩ trẻ.

Hiện tại Dự án đang đào tạo chuyên khoa I cho 78 bác sỹ thuộc 10 chuyên ngành (Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền) trong thời gian 24 tháng (6 tháng lý thuyết, 18 tháng thực hành), theo hình thức “cầm tay chỉ việc” tương đương chương trình đào tạo bác sĩ nội trú tại các bệnh viện tuyến Trung ương.

Do cách đào tạo đặc biệt, chi phí đào tạo cho mỗi học viên tham gia dự án là 165 triệu đồng, gấp 4 lần so với mức đào tạo BSCK1 bình thường. Các bác sĩ cũng được nhận bằng Chuyên khoa cấp 1, chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp 2 năm này.

Sau đó, các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm (đối với nam) và 2 năm (đối với nữ) tại các huyện nghèo như đã đăng ký tình nguyện. Sau thời hạn trên, họ sẽ tiếp tục làm việc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, nơi họ đã được xét tuyển đặc cách vào làm việc trước khi đi công tác tại các vùng khó khăn. Các bác sĩ trẻ cũng được hưởng các chế độ đối với cán bộ y tế làm việc tại vùng sâu, miền núi, vùng khó khăn.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: ”Tuổi trẻ các bạn sẽ được cống hiến ở vùng sâu vùng xa, điều kiện thiếu thốn, khó khăn. Tại đó, các bạn sẽ gặp rất nhiều mô hình bệnh tật, bệnh nhân, được thực hành nhiều chuyên khoa, vừa rèn luyện phong cách, thái độ, vừa trải nghiệm điều hành, quản lý bệnh viện… Đây sẽ là những năm tháng thực tiễn vô cùng phong phú để các bạn trưởng thành về mọi mặt. Nếu thời tuổi trẻ của tôi có chương trình này, tôi sẽ xung phong ngay từ đầu”.

BSCK1 Nguyễn Chiến Quyết (thứ 5 từ trái sang).

BSCK1 Nguyễn Chiến Quyết (thứ 5 từ trái sang).

Một trong 7 bác sĩ trẻ được bàn giao lần này là Nguyễn Chiến Quyết (SN 1989), tốt nghiệp loại Khá, Đại học Y Hà Nội, là viên chức của Bệnh viện Bạch Mai, được đào tạo chuyên khoa 1 chuyên ngành Ngoại khoa.

BS Quyết chia sẻ, trong những lần tham gia khám chữa bệnh vùng sâu vùng xa, anh hiểu được phần nào khó khăn nơi đây về mọi mặt trong đời sống xã hội nói chung và ngành Y tế nói riêng.

"Đọng lại trong em trong những chuyến đi khám bệnh về Bắc Hà là hình ảnh người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người già, trẻ em, họ phải vượt qua quãng đường hàng chục cây số, rất khó khăn, tốn kém mới có thể đến nơi, gặp được bác sĩ điều trị bệnh cho mình. Điều đó càng khiến họ đã càng nghèo lại càng nghèo hơn. 

Em cũng thấy được một bệnh viện tuyến huyện thiếu từ 15-20 bác sĩ chuyên khoa, vậy nhưng các bác sĩ vẫn đảm đương mọi nhiệm vụ, hết lòng vì nhân dân. Đó chính là điều thôi thúc em càng quyết tâm về với bà con Bắc Hà, Lào Cai".

Quyết sẽ có khoảng thời gian 3 năm làm việc tại BVĐK huyện Bắc Hà. "Em tin đây sẽ là quãng thời gian đáng nhớ, đáng trân trọng nhất trong cuộc đời hành nghề y của mình" - BSCK Nguyễn Chiến Quyết tâm sự.

Cũng trong sáng 28/6, đoàn BS của ĐH Y Hà Nội đã thăm khám, tặng quà cho bà con ở huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Cũng trong sáng 28/6, đoàn BS của ĐH Y Hà Nội đã thăm khám, tặng quà cho bà con ở huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Nhiều bà con bày tỏ niềm vui khi được các bác sĩ trẻ khám bệnh.

Nhiều bà con bày tỏ niềm vui khi được các bác sĩ trẻ khám bệnh.

Võ Thu

Hiện trường vụ tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 7h40, ngày 28/6 trên QL 37 (đoạn gần cổng Công ty Nhôm Đông Á), thuộc địa phận xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, Hải Dương.

Vào thời gian trên xe container kéo theo rơ móc BKS: 15R-123.67 xảy ra va chạm với xe máy chưa rõ BKS khiến người phụ nữ điều khiển xe máy ngã ra đường và bị xe container chèn qua khiến tử vong tại chỗ.

Tại hiện trường chiếc xe máy nằm ngang giữa đường, không bị hư hỏng nhiều. Nạn nhân là chị B., 44 tuổi, quê xã Văn Đức đã tử vong tại chỗ.

Ngay khi nhận được thông tin vụ tai nạn, lực lượng CSGT Chí Linh và cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường, phân làn điều tiết giao thông, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo Hải Dương (Trí Thức Trẻ)

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Căn hộ rộng 96 m2 này từng có rất nhiều tường chia phòng, tuy nhiên phần lớn đã được đập bỏ khi cải tạo.
Toàn bộ phòng chức năng nhỏ được gom lại thành một khối lớn giữa nhà.

Toàn bộ phòng chức năng nhỏ được gom lại thành một khối lớn giữa nhà.

Các phòng chức năng nhỏ dùng chung thiết kế cửa trắng tạo sự đồng bộ, có thể giấu toàn bộ không gian nhỏ đi khi không sử dụng.

Các phòng chức năng nhỏ dùng chung thiết kế cửa trắng tạo sự đồng bộ, có thể giấu toàn bộ không gian nhỏ đi khi không sử dụng.

Phía sau phần tưởng như là tủ đồ lại chính là công trình phụ nhỏ phục vụ phòng khách.

Phía sau phần tưởng như là tủ đồ lại chính là công trình phụ nhỏ phục vụ phòng khách.

Một mặt khối này là không gian bếp, được thiết kế mang màu xanh để tách biệt khỏi các khối chức năng khác.

Một mặt khối này là không gian bếp, được thiết kế mang màu xanh để tách biệt khỏi các khối chức năng khác.

Toàn bộ không gian phòng khách ngăn cách với phòng ngủ qua một lớp cửa gỗ.

Toàn bộ không gian phòng khách ngăn cách với phòng ngủ qua một lớp cửa gỗ.

Nội thất căn hộ dùng chủ yếu tông trắng, tạo cảm giác không gian rộng hơn thực tế cũng như ăn nhập với lối thiết kế tối giản.

Nội thất căn hộ dùng chủ yếu tông trắng, tạo cảm giác không gian rộng hơn thực tế cũng như ăn nhập với lối thiết kế tối giản.

Phòng ngủ và công trình phụ lớn nằm gần như tách biệt với phần còn lại của căn hộ.

Phòng ngủ và công trình phụ lớn nằm gần như tách biệt với phần còn lại của căn hộ.

Công trình phụ lớn có vòi tắm dạng phun mưa và một bồn cầu.

Công trình phụ lớn có vòi tắm dạng phun mưa và một bồn cầu.

Quá trình cải tạo căn hộ 96 m2.

Quá trình cải tạo căn hộ 96 m2.

Mặt bằng căn hộ 96 m2 sau khi cải tạo.

Mặt bằng căn hộ 96 m2 sau khi cải tạo.

Cộng đồng phụ huynh có con tự kỷ ở Việt Nam có lẽ từng nghe đến cái tên Trần Như Huấn (biệt danh Cún Trần), ông bố sống tại Bảo Lộc, Lâm Đồng với những phương pháp dạy con tương đối thành công. Hiện giờ, bé Huy - cậu con duy nhất sinh năm 2007 của anh Huấn đang học chung với các bạn bình thường cùng tuổi. Thậm chí, cậu bé còn học toán và tiếng Anh vượt trội. Ở tuổi lên 10, bé đã biết tự đi học bằng xe đạp, biết nấu cơm, rửa bát quét nhà, biết tự đi khám bệnh, lấy thuốc, tự đi mua hàng.

Để con đạt được kết quả này, chính anh Huấn cũng đã trải qua một quá trình tự thay đổi bản thân. Từ khi con chào đời cho đến khi phát hiện con tự kỷ, anh giao toàn việc chăm con cho vợ, chỉ nghĩ đơn giản kiếm tiền mang về nhà là đủ. Như đa số các ông bố, anh không can dự vào việc nuôi dạy con, không cho con ăn, không tắm cho con... Thậm chí, anh giả vờ không biết làm những việc đó để không phải làm.

 Anh Huấn kể chuyện cùng con vượt qua tự kỷ tại đường sách Nguyễn Văn Bình - Ảnh: Kim Anh.

Anh Huấn kể chuyện cùng con vượt qua tự kỷ tại đường sách Nguyễn Văn Bình - Ảnh: Kim Anh.

Khi con được 27 tháng tuổi, thấy con khác biệt với các bạn xung quanh, không thích giao tiếp, không chịu hợp tác với cha mẹ, vợ chồng anh lên mạng tìm hiểu về tự kỷ thì thấy con có đầy đủ các biểu hiện của rối loạn này.

Hiểu rằng chăm sóc một đứa con tự kỷ là công việc quá khó khăn, làm sao vợ anh có đủ sức khỏe để giữ con những khi con bướng bỉnh, đập phá hay thậm chí đánh lại mẹ, anh quyết định gác lại công việc mà mình đang làm - chủ của một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng công trình đến kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến lâm nông sản... để dành toàn bộ thời gian cho con.

“Nuôi dạy con tự kỷ là một công việc khó khăn, mà việc khó khăn thì đàn ông phải làm. Nếu các bác sĩ nghiên cứu về trẻ tự kỷ để kiếm sống thì chính mình sẽ học để hiểu và áp dụng cho con mình. Công việc khó nhưng không phải không làm được. Nếu chưa người cha nào làm được thì mình sẽ là người đầu tiên. Nếu có người làm được rồi thì tại sao người ta làm được mà mình không làm được”, anh Huấn quyết tâm.

Một năm đầu, sự tham gia của anh không giúp con tiến triển là bao. Sau đó nhờ những người họ hàng ở Mỹ kết nối giúp, anh gặp được một chuyên gia về trẻ tự kỷ ở nước ngoài. Anh mời được người đó về Việt Nam hướng dẫn cho mình, một thầy một trò suốt nửa tháng ròng.

Sau khi có những lý thuyết đầu tiên, anh tiếp tục tự mày mò tìm thông tin trên mạng. Anh tìm các bài hướng dẫn, tự dịch sang tiếng Việt rồi tự nghĩ nhiều bài học áp dụng cho con. Nhờ có bố bên cạnh, bé Huy tiến bộ rõ rệt. Giờ đây, nhiều người mới gặp bé cũng không nghĩ rằng bé đã từng có một thời kỳ nổi loạn, khó bảo.

“Bé dễ gần, biết nghe lời bố mẹ tuy ánh mắt đôi lúc vẫn khác lạ, chỉ những người trong giới mới biết bé tự kỷ", anh Phan Trọng Bằng (một ông bố sống tại Bình Thạnh, TP HCM, người từng áp dụng các phương pháp dạy con của anh Huấn với con trai mình) nhận xét về bé Huy.

Việc nuôi dạy một đứa con tự kỷ đã thay đổi quan điểm sống của anh Trần Như Huấn rất nhiều, từ việc coi trọng sự nghiệp đến sẵn sàng từ bỏ tất cả bởi con cái là quan trọng nhất; từ sở thích du lịch tốn kém hưởng thụ đến những chuyến đi chỉ cần vài trăm nghìn, miễn là gia đình được trải nghiệm...

Tương tự với anh Bằng, sự tiến bộ của con cũng là bước thay đổi lớn của bố.

Trước đây, anh Bằng khăng khăng không chịu thừa nhận con mình tự kỷ. Khi vợ, ông bà, hay bất kỳ ai nhận xét bé tự kỷ, anh đều bực bội và cực lực phản đối. Một người cha hoàn toàn bình thường tại sao con lại tự kỷ, anh không thể chấp nhận.

Khi không thể phủ nhận được nữa, anh bắt đầu chữa trị cho con bằng cách giao cho các chuyên gia, tìm các lớp học chuyên biệt tốt nhất. Tốn nhiều tiền nhưng kết quả thu lại không là bao, anh suy nghĩ lại và quyết định tự mình sẽ dạy con.

"Có những bữa dắt con đi chơi ở công viên Lê Văn Tám, tôi thấy hai cha con mình cô đơn vô cùng. Tôi bắt đầu hướng dẫn bé làm sao để không gây nguy hiểm cho mình, không gây nguy hiểm cho người khác", anh Bằng chia sẻ.

 Con trai anh Bằng đã biết tự chơi khi bố mẹ bận nói chuyện - Ảnh: Kim Anh.

Con trai anh Bằng đã biết tự chơi khi bố mẹ bận nói chuyện - Ảnh: Kim Anh.

Chị Trần Hoài Thư, vợ anh Bằng cho biết, từ khi có sự tham gia của bố, con trai đã chuyển biến đáng kể. Nếu như trước đây bé không thể ngồi yên một chỗ thì giờ bé có thể tự chơi an toàn khi nghe bố mẹ nói chuyện với mọi người. Cậu bé biết lễ phép khoanh tay chào hỏi người lớn khi được bố mẹ nhắc.

Cậu con trai út sinh năm 2010 của anh Huỳnh (quận 7, TP HCM) được phát hiện tự kỷ khi đã 3 tuổi. Cho con đi học ở các trường chuyên biệt nhưng anh vẫn giấu kín việc mình có con tự kỷ, vì sợ bị mọi người đánh giá. Bản thân vợ anh gần như mất hết bạn bè từ khi sinh cậu con đặc biệt này. Khi những gia đình bạn bè tụ tập, bé luôn là nguyên nhân của các vụ đánh nhau hay gây thương tích của bọn trẻ. Từ đó vợ anh ngại không đưa con đi cùng nữa, các bạn của chị cũng không muốn cho con chơi chung với bé.

Một lần, con anh đánh rơi món đồ chơi yêu thích xuống con rạch cạnh nhà, bé quyết lao xuống để lấy lại, vợ anh đuổi theo giữ con đã trượt chân ngã, phải nằm viện một tháng. Sự việc đó khiến anh thay đổi thái độ, quyết định đồng hành cùng vợ trong việc chăm con. Anh giảm bớt công việc, về nhà sớm để rèn kỷ luật cho con, dạy con tập bơi, dạy con đi xe đạp...

"Nếu bé có kỷ luật trong 2 giờ ở trường mà về nhà 22 giờ mỗi ngày không kỷ luật thì làm sao có kết quả tốt", người cha suy nghĩ. Dưới sự nghiêm khắc của bố, cậu bé tiến bộ rõ rệt. "Bây giờ, đối với tôi, chuyện làm kinh tế không quan trọng bằng việc thấy những thay đổi hàng ngày của con", anh Huỳnh kể.

Từng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ trẻ tự kỷ, bà Nguyễn Thanh Thúy, hội trưởng Hội quán Các bà mẹ nhận xét, một thực tế đáng buồn là rất nhiều bà mẹ đã trở thành đơn thân khi sinh ra con tự kỷ.

Việc nuôi dạy con khó khăn khiến nhiều ông bố đầu hàng, chán nản và bỏ đi. Trong khi đó, theo thống kê của bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, số lượng bé trai mắc chứng tự kỷ cao hơn hẳn bé gái, tỷ lệ trẻ nam tự kỷ là 1/70 còn nữ là 1/110.

Theo VnExpress

 Ảnh minh hoạ: Internet

Ảnh minh hoạ: Internet

Ở chung cư mi ni này hầu hết là các cặp vợ chồng trẻ, giá nhà tương đối hợp lí nên cưới nhau xong, nhờ sự trợ giúp của bố mẹ đôi bên nên tôi và Huyền đã có một căn hộ xinh xinh tít trên tầng 9.

Diện tích không lớn nên chủ đầu tư bố trí mỗi tầng có hai căn hộ khép kín, tôi và Huyền ở căn phía bên phải còn anh Toản ở căn đối diện với nhà chúng tôi. Anh Toản 38 tuổi, anh sống độc thân, là bảo vệ lâu năm cho một cửa hàng vàng bạc đá quý trên phố, dáng vẻ vâm váp, giọng nói trầm trầm, nhưng nét mặt anh trông thật hiền lành.

Hôm vợ chồng tôi chuyển đến chung cư, không may đang chuyển đồ đạc thì thang máy bị mất điện, đúng lúc vợ chồng tôi không biết xoay xở thế nào vì suốt từ sáng đã dọn dẹp, khuân vác mệt muốn thở ra đằng tai thì anh Toản tan ca về đến nơi.

Hiểu rõ tình cảnh đang gặp khó khăn của vợ chồng tôi, anh vui vẻ giúp chúng tôi mang nốt mấy thứ đồ còn lại lên nhà. Vậy là không cần có màn làm quen, chào hỏi mang tính chất xã giao của những người hàng xóm mới, vợ chồng tôi nhanh chóng trở thành những người thân thiết đúng nghĩa "bán anh em xa, mua láng giềng gần".

Tôi 27 thua anh Toản 11 tuổi, còn Huyền mới 22 nên lúc đầu em còn ngại ngần bảo "hay em gọi là chú Toản cho đúng phép tắc". Thế nhưng tôi gạt phắt đi bởi anh Toản chưa có vợ, gọi thế để anh ế à? Nghe ra Huyền một điều anh, hai điều anh mỗi khi cần anh Toản giúp gì khiến vợ chồng tôi và người hàng xóm cứ như anh em trong một nhà.

Huyền là nhân viên bán vé xe khách liên tỉnh, em không phải theo ca, kíp, còn tôi là công nhân công ty sản xuất bao bì nên phụ thuộc vào 3 ca của phân xưởng. Nếu tôi làm ca đêm, được nghỉ ca ngày mà đúng vào chủ nhật thì thật vui, bởi Huyền được tiếng đảm đang, làm món rất ngon, nhất là các món nhậu của cánh đàn ông. Những lần cải thiện ăn tươi như thế không bao giờ chúng tôi quên anh Toản, anh đến chung vui với chúng tôi nhưng anh rất giữ ý, khi thì anh đưa tiền cho Huyền đi chợ, khi thì anh mua bia, mua thêm thức nhắm mang sang.

Rồi không may vợ tôi bị sốt siêu vi, kèm rối loại tiêu hoá đúng hôm tôi phải vào ca làm đêm. Anh Toản không điện báo cho tôi mà lặng lẽ gọi taxi đưa Huyền vào cấp cứu trong bệnh viện, rồi trực bên vợ tôi cho đến khi tôi hết ca làm về đến nhà anh mới báo tin cho tôi biết.

Cảm kích lòng tốt của anh, tôi coi anh như anh trai của mình ở quê, có chuyện gì buồn vui tôi đều tâm sự với anh. Còn anh có lẽ cũng quý mến vợ chồng tôi thật lòng nên có dịp đi tham quan ở đâu hay về quê thăm gia đình anh cũng đều có quà cho chúng tôi.

Tin tưởng hết lòng ở anh, cách đây nửa tháng, theo lệnh của giám đốc tôi phải theo chuyến xe giao hàng cho đối tác ở một tỉnh miền Trung, thời gian tính bằng tuần nên tôi có lời gửi Huyền cho anh để yên tâm xa nhà.

Chuyến đi gặp nhiều thuận lợi nên tôi về căn hộ xinh xinh có cô vợ trẻ sớm hơn dự tính 2 ngày, muốn mang lại sự bất ngờ cho vợ nên dù biết là đã khuya tôi vẫn cố bắt taxi về nhà gặp vợ.

Se sẽ mở khoá trong nhẹ nhàng vào buồng ngủ, tôi choáng váng muốn khuỵ xuống bởi trên chiếc giường hạnh phúc của chúng tôi là anh hàng xóm "tốt bụng" đang ngáy như kéo bễ. Còn Huyền của tôi với váy ngủ trễ xuống, nhàu nhĩ mà không cần làm em tỉnh giấc tôi cũng biết việc gì vừa xảy ra ở đây...

Theo Ngọc Hà/Tiền Phong

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.